Nhiều người có tiền nhàn rỗi không muốn đầu tư, kinh doanh nên cân nhắc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên lại lo lắng đến trường hợp xấu nhất là ngân hàng phá sản thì có bị mất trắng không? Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu? Để giải đáp cho thắc mắc này, chúng tôi đã tìm hiểu và có câu trả lời cho bạn đọc ngay sau đây.
Nội Dung
Ngân hàng tuyên bố phá sản khi nào?
Kể từ khi có luật ngân hàng cũng được phép tuyên bố phá sản làm rất nhiều người hoang mang về khoản tiền gửi tiết kiệm của mình. Vậy khi nào ngân hàng được tính là phá sản? Khi ngân hàng gặp khó khăn về mọi mặt, lỗ quá nhiều, tình hình tài chính tụt dốc đến mức không thể cứu vãn được là lúc ngân hàng tuyên bố phá sản.
Có 2 trường hợp xảy ra.
- 1 là ngân hàng không thể tiếp tục duy trì hoạt động được nên chủ động tuyên bố phá sản.
- 2 là do khách hàng yêu cầu tuyên bố phá sản.
Sau khi ngân hàng phá sản, giám đốc ngân hàng không có quyền quyết định với những tài sản còn lại của ngân hàng. Tất cả sẽ được chuyển giao cho đơn vị đấu giá. Số tiền đấu giá được thanh toán lại 1 phần nào đó cho khách hàng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa từng ghi nhận ngân hàng nào tuyên bố phá sản. Một số trường hợp những ngân hàng nhỏ gặp khó khăn. Nên đã làm thủ tục sáp nhập vào các ngân hàng lớn khác để duy trì hoạt động và số lượng khách hàng.
Dù tình trạng ngân hàng phá sản rất khó có thể xảy ra nhưng không có gì nói trước được trong tương lai. Vậy tốt hơn hết mọi người hãy chọn lựa ngân hàng thật kỹ lưỡng trước khi trao tài sản của mình cho ngân hàng giữ hộ.
Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu?
Khi một người đến ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm. Họ sẽ được ký hợp đồng tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp rủi ro ngân hàng bị phá sản thì khách hàng sẽ được đền bù theo bảo hiểm tiền gửi. Theo những gì Bankcuatoi.com ghi nhận được thì số tiền được đền bù này là 75 triệu đồng.
Vậy đối với những người gửi số tiền lớn thì sao? – Bất kể số tiền lớn hay nhỏ, khách hàng cũng chỉ được đền bù tối đa là 75 triệu đồng. Không những vậy, theo quy định phải đợi đến khi nào bán đấu giá được hết tài sản còn lại của ngân hàng thì khách hàng gửi tiền mới bắt đầu nhận được tiền đền bù. Quá trình chờ đợi bồi hoàn này quả là rất mệt mỏi. Nhưng dù sao thì khách hàng vẫn sẽ nhận được số tiền bồi hoàn “an ủi” thay vì mất trắng.
Trường hợp nào được ưu tiên chi trả thêm?
Khi bán đấu giá được các tài sản còn lại của ngân hàng. Thứ tự ưu tiên chi trả thêm ( ngoài khoản bảo hiểm 75 triệu) như sau:
- Chủ nợ đặc biệt của ngân hàng.
- Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tham gia gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
- Tổ chức tài chính, tín dụng liên kết với ngân hàng trước khi bị phá sản.
- Khách hàng đang giữ một lượng cổ phiếu, trái phiếu lớn của ngân hàng.
- Nhà cung cấp liên kết với ngân hàng. Cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng trước khi bị phá sản.
- Các cổ đông góp vốn trong ngân hàng.
Các trường hợp ưu tiên được xếp theo thứ tự từ trên xuống. Giải quyết xong đối tượng ưu tiên 1 sẽ đến đối tượng ưu tiên 2. Và lần lượt như vậy cho đến khi hết số tiền đền bù.
Trường hợp nào khách hàng được nhận lại tiền gửi tiết kiệm?
Có một sự thật là các ngân hàng khi đến mức phải phá sản thì sẽ không đủ khả năng thanh toán tiền gốc và lãi khoản tiết kiệm của khách hàng. Còn nếu trả được gốc thì đã không đến mức phải phá sản. Vì vậy bạn không nên hy vọng quá nhiều về việc mình sẽ được hoàn lại 100% số tiền đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Hãy chờ đợi việc bán đấu giá tài sản còn lại của ngân hàng. Nhận bảo hiểm tiền gửi và xem còn đủ tiền để thanh toán thêm cho đối tượng ưu tiên thứ 2 ( người mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng) không.
Trường hợp số tiền hoàn lại không được nhiều như bạn mong đợi thì bạn cũng không thể kiện ngân hàng được. Bởi nước ta đã thông qua luật ngân hàng phá sản. Ngân hàng phá sản và mất khả năng chi trả nợ là hoàn toàn hợp pháp. Sẽ có cơ quan chức năng điều tra về sự việc phá sản của ngân hàng để đảm bảo không phải là gian lận.
Kinh nghiệm chọn ngân hàng uy tín
Một khi ngân hàng đã tuyên bố phá sản thì bạn đừng mong đợi quá nhiều về việc sẽ được hoàn lại tiền gửi tiết kiệm. Tốt hơn hết nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Dưới đây là danh sách 1 số ngân hàng uy tín mà bạn có thể tham khảo.
Ngân hàng nhà nước
Là những ngân hàng được tách ra từ ngân hàng nhà nước, được nhà nước bảo hộ. Những ngân hàng này có vốn điều lệ lớn, khả năng phá sản gần như là không có.
- Tên ngân hàng: Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Ocean Bank.
Những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Woori Bank, Shinhan Bank cũng có vốn điều lệ lớn, khó có thể phá sản. Nhưng khi phá sản thì bạn sẽ không được nhận bảo hiểm tiền gửi giống như những ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng TMCP lớn và uy tín
Một số cái tên nổi bật trong danh sách là:
Sacombank, Techcombank, VPbank, HDbank, MaritimeBank, Đông Á Bank, SHB, TPbank, SeAbank, SaigonBank.
Kết luận
Bài viết trên đây hướng dẫn và giải đáp cho mọi người về câu hỏi Ngân hàng phá sản đền bù bao nhiêu. Một số thông tin liên quan đến gửi tiền ngân hàng mà khách hàng nên tham khảo. Với những thông tin của bài viết trên đây chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu như có câu hỏi nào thắc mắc hãy để lại phản hồi để được giải đáp và hỗ trợ.
Tham khảo thêm: Nên gửi tiết kiệm online ngân hàng nào tốt