Khi bạn vay tiền tại ngân hàng hay đơn giản là làm thẻ tín dụng chắc chắn phải biết đến khái niệm dư nợ. Nhưng để hiểu sâu dư nợ tín dụng là gì? Và tác hại khôn lường khi để dư nợ quá hạn thì không phải ai cũng biết. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến dư nợ tín dụng nhé.
Nội Dung
Khái niệm dư nợ
Khi bạn vay tiền ngân hàng hay sử dụng thẻ tín dụng có phát sinh chi tiêu thì chắc chắn là xuất hiện dư nợ. Nói cách khác, dư nợ chính là số tiền mà bạn đang nợ ngân hàng và cần thanh toán theo đúng hợp đồng. Một số trường hợp sẽ phát sinh dư nợ như: Vay thế chấp hoặc tín chấp, vay mua hàng trả góp, mở thẻ tín dụng….
Dư nợ tín dụng là gì?
Dư nợ tín dụng chính là 1 phần của dư nợ. Xuất hiện khi bạn vay tiền tại ngân hàng hay các tổ chức tài chính thông qua hình thức vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo) hoặc dùng thẻ tín dụng.
Nói sâu hơn về hình thức vay tín chấp. Đây là cách vay tiền đơn giản và nhanh chóng không cần tài sản đảm bảo và cũng không cần người bảo lãnh. Vay tín chấp là vay trên uy tín của người đi vay, thường là thông qua mức thu nhập và khả năng trả nợ hàng tháng. Vay tín chấp sẽ mang lại rủi ro cao hơn cho ngân hàng. Đi kèm với đó thì mức lãi suất cũng cao hơn nhiều so với vay thế chấp.
Tương tự với trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Khách hàng không cần có tài sản thế chấp, nhưng cần sao kê lương để chứng minh khả năng tài chính và chi trả của mình. Khách hàng được phép dùng tiền trong thẻ tín dụng để chi tiêu trước. Sau đó ngân hàng sẽ tổng hợp sao kê và yêu cầu khách hàng thanh toán theo đúng quy định của ngân hàng.
Sau khoảng thời gian ngân hàng cho phép mà khách hàng không thanh toán được đúng hạn thì số tiền đã chi tiêu sẽ bị tính thành dư nợ tín dụng. Phần dư nợ này sẽ bị tính lãi suất tương đương với lãi suất vay tín chấp (cao hơn so với lãi suất vay thế chấp).
Dư nợ tín dụng bao gồm những gì?
Dư nợ tín dụng bao gồm 3 khoản nợ sau:
- Dư nợ cho vay: Bao ồm cả số dư bảo lãnh khi đã chuyển thành nợ vay.
- Dư nợ cho thuê tài chính và mức đầu tư vào trái phiếu: Luật các tổ chức tín dụng quy định không phải hoạt động tín dụng, nhưng được tính vào dư nợ tín dụng.
Dư nợ tín dụng tiếng Anh là gì
Dư nợ tín dụng là một thuật ngữ chỉ các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch thẻ tín dụng. Và dư nợ tín dụng có tên tiếng anh là Credit balance.
Lưu ý:
Mỗi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng cần hết sức lưu ý. Chỉ chi tiêu khi cần thiết, không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Bởi lẽ đa số mọi người dùng thẻ tín dụng với mục đích thanh toán chi tiêu thuận tiện. Nhưng nếu không kiểm soát được hành vi mua sắm thì vô tình lại trở thành vay tiền ngân hàng lãi suất cao.
Dư nợ tín dụng không chỉ là con số xác định nợ của cá nhân mà còn là cơ sở để đánh giá uy tín của khách hàng. Khi dư nợ quá lớn mà không thanh toán được khách hàng có thể bị xếp vào các nhóm nợ xấu, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay tiền về sau. Khi thanh toán hết thì dư nợ bằng 0.
Nói chung, dư nợ tín dụng rất quan trọng. Nó quyết định khách hàng có thể được vay mới hay không. Khi quá hạn thanh toán để xuất hiện dư nợ, khách hàng sẽ bị xếp vào 1 trong các nhóm nợ như sau.
Giới thiệu 5 nhóm nợ tín dụng hiện nay
Khi khách hàng quá hạn thanh toán nợ sẽ bị xếp vào một trong 5 nhóm nợ sau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà để lại những hậu quả khác nhau. Nhưng nhìn chung khi đã để nợ quá hạn thì đều không tốt cho cá nhân mỗi người.
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm nợ này không quá nguy hiểm. Những người có khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày sẽ bị xếp vào nhóm nợ này.
Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý
Người nào có khoản nợ từ 10 ngày đến dưới 90 ngày sẽ xếp vào nợ nhóm 2. Hoặc chậm thanh toán và được được cơ cấu lại ngày trả nợ lần 1 cũng sẽ xếp vào nhóm nợ này.
Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ xấu nhóm 3 hay còn được gọi là nợ dưới tiêu chuẩn. Là nhóm nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày. Hoặc ngân hàng phải cơ cấu lại ngày trả nợ nhưng vẫn chậm so với ngày được cơ cấu lại dưới 30 ngày. Nhóm nợ này có thể được miễn lãi hoặc giảm lãi tùy vào tình hình trả nợ thực tế của khách hàng.
Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn
Là nhóm nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày. Hoặc những người được cơ cấu lại ngày trả nợ nhưng vẫn chậm từ 30 đến 90 ngày. Những trường hợp này thường ngân hàng sẽ phải cơ cấu lại ngày trả nợ lần 2.
Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn
Đây là nhóm nợ nguy hiểm nhất trong 5 cấp độ. Những người rơi vào nhóm nợ này hoàn toàn mất khả năng tiếp cận nguồn vốn mới trong tương lai,
Người bị xếp vào nhóm nợ này là người chậm trả nợ từ trên 360 ngày. Được cơ cấu lại ngày trả nợ lần 1 nhưng vẫn trả nợ chậm trên 90 ngày. Ngân hàng cơ cấu lại ngày trả nợ lần 2, lần 3 nhưng vẫn thanh toán chậm.
Dư nợ quá hạn gây hậu quả như thế nào?
Khi để dư nợ quá hạn, chắc chắn bạn sẽ phải nộp phạt. Tiền này được gọi là phí phạt trả nợ chậm. Thông thường phí phạt bằng 5%-6% số dư nợ còn lại.
Nếu chỉ bị xếp vào nhóm 1 và nhóm 2 (nợ quá hạn) thì chỉ cần thanh toán hết dư nợ là được. Khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu để rơi vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 (nợ xấu) thì hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng. Những ảnh hưởng có thể nhìn thấy ngay được như:
- Không được vay mới. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính, tín dụng sẽ từ chối hồ sơ vay vốn của bạn. Vì bạn có lịch sử tín dụng không trong sạch (bị nợ xấu).
- Không thể mở thẻ tín dụng ngân hàng hay của các tổ chức tài chính khác.
- Không được mua hàng trả góp.
- Quá hạn trả nợ sẽ dẫn đến việc lãi chồng lãi, kèm theo phí phạt. Cuối cùng số tiền phải trả sẽ rất cao so với số tiền gốc ban đầu.
- Có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ (vỡ nợ, phá sản).
Một số khái niệm khác bạn nên biết
Dư nợ cuối kỳ là gì
Dư nợ cuối kỳ là tổng số tiền mà chủ thẻ phải thanh toán do các giao dịch đã phát sinh khi sử dụng thẻ. Các khoản phí này bao gồm phí phát sinh do lãi suất kỳ sao kê trước nhưng chưa được thanh toán đúng hạn.
Dư nợ hiện tại là gì
Dư nợ hiện tại chính là số tiền mà khách hàng đang còn nợ ngân hàng qua các hoạt động vay vốn hoặc vay tiền từ thẻ tín dụng. Đây chính là số tiền ở thời điểm hiện tại bạn cần phải thanh toán cho ngân hàng.
Dư nợ sao kê là gì
Với khách hàng dùng thẻ tín dụng thì hàng tháng sẽ nhận được một bản sao kê. Trong bảng sao kê sẽ có thông báo chi tiết về số tiền nợ từ khoản vay đã chi tiêu. Và bảng dư nợ sao kê này sẽ giúp cho khách hàng biết được các giao dịch đã phát sinh trước đó, để có kế hoạch chi tiêu và trả nợ đúng thời hạn.
Vậy khái niệm dư nợ tín dụng là gì đã được Bankcuatoi.com giải thích rất chi tiết. Nếu còn câu hỏi gì khác liên quan đến vấn đề này, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được admin giải đáp nhanh nhất nhé.
Tham khảo: Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC