Bạn đã bao giờ nghe nói về Bank guarantee chưa? Đây là một khái niệm trong lĩnh vực ngân hàng. Nếu không phải người làm trong ngành thì khó có thể hiểu cặn kẽ được. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm Bank guarantee là gì? Và có vai trò như thế nào nhé.
Nội Dung
Tìm hiểu khái niệm Bank guarantee là gì?
Bank guarantee là gì: BG hay Bank guarantee có nghĩa là bảo lãnh ngân hàng. Đây chính là một dạng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành. Nhằm hỗ trợ khách hàng được bảo lãnh mua hàng hóa dịch vụ gì đó thuận lợi hơn.
Đối với trường hợp khách hàng không đáp ứng được những điều kiện về tài chính. Và bên tổ chức tài chính sẽ phải là người chịu trách nghiệm trả phí cho bên thứ 3. Đảm bảo hình thức giao dịch một cách hợp pháp.
Sự khác biệt giữa thư tín dụng và thư bảo lãnh
- Thư tín dụng: Là loại thư do ngân hàng thực hiện, gửi về cho khách hàng để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính nào đó. Chỉ đến khi nào các điều khoản trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đủ thì mới có thể tiếp tục thực hiện được các giao dịch khác. Thư tín dụng thường được dùng trong các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa ngoài nước.
- Thư bảo lãnh: Cũng do ngân hàng phát hành. Nhưng không bắt buộc, chỉ là ngân hàng đang hỗ trợ khách hàng để hoạt động giao dịch diễn ra thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn. Thư bảo lãnh thường được áp dụng trong trường hợp mua bán bất động sản, xây dựng.
Tìm hiểu về 2 hình thức thành toán L/C và DP là gì?
L/C và DP là 2 hình thức thanh toán của Bank Guarantee.
1, Letter of credit (L/C)
Khi nhận được đề nghị hỗ trợ từ phía khách hàng. Ngân hàng sẽ xem xét phát hành thư bảo lãnh Letter of Credit. Thư này thay cho cam kết của ngân hàng. Nhờ có uy tín từ phía ngân hàng nên giao dịch được suôn sẻ hơn. Những phương thức thanh toán L/C bao gồm:
- Revocable Letter of Credit: Loại thư bảo lãnh có thể hủy bỏ.
- Irrevocable Letter of Credit: Loại thư bảo lãnh không thể hủy bỏ.
- Confirmed Letter of Credit: Loại thư bảo lãnh có xác nhận.
- Transferable Letter of Credit: Loại thư bảo lãnh chuyển nhượng.
- Standby Letter of Credit: Loại thư bảo lãnh dự phòng.
- Reciprocal Letter of Credit: Loại thư bảo lãnh đối ứng.
2. Documents against payment (DP)
Đặc điểm của hình thức thanh toán documents against payment là phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh thì mới có thể thực hiện được các giao dịch tiếp theo. Ngân hàng sẽ căn cứ vào những chứng từ đó để phát hành thư bảo lãnh.
Để mở Bank Guarantee cần những loại giấy tờ gì?
Từ khi có dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Bank guarantee, giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế trở nên đơn giản, thuận tiện. Đặc biệt, bên mua hàng sẽ nhận được hàng hóa nhanh chóng, đúng dự định ngay từ khi chưa có hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, muốn mở Bank guarantee cần có đầy đủ giấy tờ như liệt kê dưới đây:
- Mẫu giấy xin mở thư bảo lãnh theo quy định của từng ngân hàng. Ví dụ, bạn muốn xin Bank guarantee của ngân hàng Vietcombank thì đến quầy giao dịch Vietcombank để xin mẫu giấy này và điền thông tin.
- Hợp đồng mua bán, có chữ ký và dấu đỏ của 2 bên ( mua và bán).
- Hóa đơn, chứng từ chứng minh cho việc mua bán hàng hóa. ( Có kèm bảng kê chi tiết).
- Đơn xin nợ tờ khai gốc viết tay, hoặc điền theo mẫu có sẵn trên mạng.
- Giấy tờ chứng minh hàng hóa đang ở cảng hoặc nơi tập kết.
- Riêng với hình thức thanh toán Documents against payment (DP) cần có thêm 01 bản cam kết sẽ xuất trình hóa đơn, chứng từ gốc cho ngân hàng nữa.
Ngoài ra, tùy vào quy định của mỗi ngân hàng khác nhau, có thể yêu cầu bên mua chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ đặc biệt khác.
Hướng dẫn thủ tục mở Bank Guarantee
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn về cách đăng ký mở Bank Guarantee đối với 2 hình thức. Cụ thể mời mọi người tham khảo chi tiết dưới đây.
Đối với hình thức L/C
- Bước 1: Bên mua đến ngân hàng làm thủ tục xin mở thư bảo lãnh.
- Bước 2: Bên bán hàng tiến hành giao hàng hóa và hóa đơn, chứng từ liên quan đến giao dịch mua bán.
- Bước 3: Hàng hóa về nơi tập kết trước. Nhưng chứng từ thì chưa đến nơi. Lúc nay, người mua nhận thư bảo lãnh từ ngân hàng và trao cho bên trung gian giao hàng. Bên giao hàng sẽ trao hàng hóa cho bên mua hàng trước dù chưa có chứng từ. Đồng thời giữ lại thư bảo lãnh.
- Bước 4: Hóa đơn về và được giao cho bên ngân hàng kiểm tra. Bên mua đến ngân hàng thanh toán và nhận lại hóa đơn. Sau đó bên mua mang hóa đơn, chứng từ đến cảng ( bên giao hàng) cho họ xác nhận và lấy lại thư bảo lãnh. Cuối cùng bên mua cầm thư bảo lãnh trả lại cho ngân hàng.
Như vậy quy trình bảo lãnh Letter of credit (L/C) đã được hoàn thành. Qua hình thức này, khách hàng có thể nhận được hàng luôn mà không cần đợi hóa đơn, chứng từ về tay.
Đối với hình thức DP
- Bước 1: Bên bán hàng và mua hàng ký kết hợp đồng mua bán. Sau đó bên mua khai báo địa chỉ ngân hàng nhận bảo lãnh DP. Đây cũng chính là ngân hàng sẽ nhận hóa đơn, chứng từ gốc.
- Bước 2: Hàng hóa được chuyển về nơi tập kết, nhưng chứng từ, hóa đơn thì chưa về. Nên hàng hóa sẽ bị giữ lại, chưa được chuyển luôn cho bên mua. Muốn nhận hàng luôn thì bên mua phải nhờ đến sự trợ giúp của ngân hàng qua hình thức mở thư bảo lãnh DP.
- Bước 3: Bên mua hàng phải tiến hành ký quỹ trước với số tiền bằng 100%-110% giá trị hàng hóa. Ký quỹ xong, ngân hàng trao thư bảo lãnh DP cho bên mua. Bên mua nộp thư bảo lãnh cho bên giao hàng giữ làm bằng chứng.
- Bước 4: Sau khi chứng từ, hóa đơn gốc được chuyển về ngân hàng. Ngân hàng liên hệ bên mua đến nhận chứng từ. Bên mua nhận chứng từ và đưa cho bên giao hàng kiểm tra, sau đó nhận lại thư bảo lãnh quay về nộp lại cho ngân hàng.
- Bước 5: Cuối cùng, bên mua làm thủ tục nhận lại số tiền đã ký quỹ từ trước đó.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến dịch vụ Bank Guarantee là gì? Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho mọi người trong quá trình thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa quốc tế.
Tham khảo: